Get the knowledge and inspiration you need to build a profitable business - straight to your inbox.
Đăng ký sử dụng miễn phí để trải nghiệm toàn bộ tính năng APos
Có rất nhiều yếu tố quyết định đến việc buôn bán của bạn, từ thị trường, đối thủ hoặc chính sự quản lý lỏng lẻo của chủ kinh doanh nhưng 7 nguyên nhân sau là phổ biến nhất. Hãy câp nhật ngay để không vô tình đưa cửa hàng mình vào vết xe đổ nhé.
1. Cung cấp giá trị thực của sản phẩm sai cách
Điều làm nên giá trị cốt lõi của một cửa hàng là sản phẩm họ mang lại cho khách hàng những lợi ích gì. Có không ít cửa hàng chọn cách nói quá, hoặc xây dựng hình ảnh chung chung không rõ ràng về những giá trị lợi ích mà họ có thể cung cấp. Cách tiếp cận này chắc chắn sai lầm bởi với phương thức này bạn có thể chốt đơn nhanh chóng trong lần đầu bán nhưng sẽ không có lần sau. Khách hàng hiện giờ ngày càng khó tính hơn, yếu tố cam kết, hậu mãi sau này mới gây dựng được lòng tin từ họ.
2. Không thể kết nối với khách hàng mục tiêu
Việc kết nối với khách hàng mục tiêu thể hiện ở những điểm như thấu hiểu nhu cầu, mong muốn khi họ đã có nhu cầu rõ ràng và giúp người tiêu dùng tìm ra điều bản thân đang cần lúc chưa biết vấn đề của mình nằm ở đâu. Đồng thời đưa ra các lợi ích sản phẩm hoặc dịch vụ từ bạn mang lại có thể giải quyết những vướng mắc đó.
Sử dụng các biện pháp nghiên cứu thị trường, nói chuyện với khách hàng để thấu hiểu và xây dựng mối quan hệ bền chặt với họ. Từ đó khám phá chi tiết về sở thích, phong cách, thói quen,… của khách hàng, nhờ vậy bạn cũng giảm thiểu đáng kể khả năng gặp thất bại trong kinh doanh đó.
3. Không quan tâm đến những nhân sự chủ chốt.
Ngay cả khi bạn đang có những chế độ đãi ngộ rất tốt và một công ty nhiều tiềm năng phát triển thì cũng không có gì có thể đảm bảo họ sẽ làm việc cho bạn mãi khi mà những công ty cạnh tranh có thể chơi "chiêu" để câu kéo họ bất cứ lúc nào.
Rất nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng mất cảnh giác để nhân tài bị các công ty đối thủ "dụ" mất vì chủ quan nghĩ rằng mình đang có những điều kiện tốt nhất để giữ chân họ.
Do đó, hãy quan tâm sâu sát đến đội ngũ nhân viên của bạn, hiểu điều gì thúc đẩy họ và khiến họ cảm thấy được quan tâm. Còn nếu bạn kỳ vọng "thay máu" loạt nhân sự thì phải quyết đoán và chấp nhận điều này có thể gây tổn hại cho công ty.
4. Thất bại trong việc lưu lại thông tin khách hàng quan tâm để tạo phễu bán hàng hiệu quả
Việc xây dựng một phễu bán hàng hiệu quả là một trong yếu tố cần thiết để hạn chế thất bại trong kinh doanh. Phễu bán hàng là quy trình dẫn dắt từ khách hàng tiềm năng cho đến khi họ quyết định mua hàng. Ngoài ra nó cũng xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa khách hàng cũ với cửa hàng của bạn. Để làm được điều này buộc bạn phải lưu lại mọi thông tin của các khách hàng đã từng quan tâm hoặc mua sản phẩm của bạn. Công việc này yêu cầu sự chi tiết, chính xác và số lượng càng nhiều càng tốt do đó nếu có thể bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để lưu lại.
5. Hy sinh các mối quan hệ lâu dài vì lợi nhuận trước mắt.
Những nhà lãnh đạo giỏi thường nhìn xa trông rộng và nghĩ đến tương lai lâu dài của công ty vì vậy họ cũng rất chú trọng đến việc tạo dựng và duy trì các mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên, lại có một bộ phận không nhỏ các doanh nhân sẵn sàng hy sinh các mối quan hệ để kiếm lợi nhuận ngắn hạn mà không biết rằng làm như vậy chính là đã tước đi cơ hội tạo lập sự tin tưởng và gắn kết lâu dài với cộng sự, nhân viên, hay khách hàng...
Do sự phát triển quá nhanh của kinh doanh qua mạng khiến lòng tin của khách hàng ngày một ít hơn bởi lừa đảo quá nhiều. Vì vậy cửa hàng của bạn càng thiếu tính xác thực và minh bạch thì càng gần với sự thất bại trong kinh doanh. Hãy tập trung vào cốt lõi sản phẩm, cung cấp thông tin để khách hàng cảm thấy những gì họ nhận được nhiều hơn chi phí họ bỏ ra.
Tiêu tiền chắc chắn sẽ đơn giản hơn kiếm tiền do đó không khó hiểu khi nhiều cửa hàng mới thường đóng cửa sau một thời gian hoạt động với lý do thiếu quản lý sai cách. Bởi hầu hết các chủ cửa hàng này đều còn thiếu kinh nghiệm trong phân bổ chi phí và các khâu xuất – nhập kho, quản lý dòng hàng. Sẽ không có phương pháp nào giúp “bất bại” trong kinh doanh, nhưng nhà quản lý hoàn toàn có thể tìm tới những giải pháp phần mềm tiên tiến nhất giúp giảm thiểu tối đa những thất bại.
Phần mềm quản lý bán hàng APOS hiện đang đang là giải pháp tối ưu được nhiều nhà quản lý lựa chọn để trở nên vững chãi và tránh tối đa các rủi ro phát sinh khi kinh doanh.